1 lý do không ngờ khiến bạn gặp khó khăn khi giảm cân

Đây là lý do quan trọng nhất tại sao bạn gặp khó khăn khi cố gắng giảm cân (ngay cả khi bạn kiểm soát chặt chẽ lượng calo và tập luyện tích cực)

TheShare-er

3/23/2024

  • Bạn tập luyện rất chăm chỉ?

  • Bạn kiểm soát chặt chẽ lượng calo ra, vào?

  • Bạn giảm cân thành công nhưng rồi tăng cân trở lại ?

Bài viết này sẽ chia sẻ một lý do không ngờ đến khiến quá trình giảm cân của bạn trở nên khó khăn

blue and white i love you round plate
blue and white i love you round plate

1. Cách cơ thể chuyển hoá năng lượng (quan trọng)

Trước khi hiểu lý do tại sao bạn giảm cân chưa thành công tôi sẽ chia sẻ cách cơ thể chuyển hoá năng lượng.

Một cách rất dễ hiểu thôi, bạn yên tâm.

Khi bạn nạp năng lượng vào cơ thể (qua ăn uống), cơ thể sẽ có 3 cách để sử dụng:

  • Thứ nhất là biến đổi thành dạng có thể sử dụng trực tiếp (ví dụ cho hoạt động như đi lại, cầm nắm đồ vật và các hoạt động duy trì sự sống của cơ thể như hít thở, vận chuyển oxy trong máu ...)

  • Thứ 2 là biến đổi năng lượng đó để dự trữ trong gan (dạng này cũng rất dễ biến đổi thành dạng sử dụng trực tiếp)

  • Thứ 3 là biến đổi năng lượng để dự trữ dưới dạng MỠ (điều mà bạn không hề mong muốn nếu trước đó bạn đã "dự trữ" quá nhiều mỡ)

Sau khi ăn, Insulin sẽ tăng
Sau khi ăn, Insulin sẽ tăng

Trong cơ thể có 1 loại chất có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trên, đó là Insulin.

Một cách dễ hiểu, sau khi ăn, cơ thể tiết ra Insulin (Insulin tăng cao), giúp chuyển hóa năng lượng nạp vào cơ thể.

Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ, lượng Insulin sẽ giảm dần về mức bình thường.

Để dễ hình dung, bạn hãy tưởng tượng lượng trong cơ thể bạn có một nhà kho dự trữ mỡ.

Bạn rất muốn vào nhà kho này, đem mỡ ra "đốt", vừa giảm được cân, vừa giảm được mỡ.

Tuy nhiên, trước khi vào được nhà kho thì bạn phải đi qua một người gác cổng

Người gác cổng nhà kho này là Insulin.

Người gác cổng này sẽ thức dậy sau khi bạn nạp năng lượng vào cơ thể (Insulin tăng cao sau khi ăn).

Khi người gác cổng này thức, hắn có xu hướng "vơ vét" nhiều năng lượng nhất có thể, chuyển năng lượng thừa thành mỡ để đưa vào dự trữ trong kho của hắn.

Không những vậy, hắn ngăn cản chúng ta đi vào nhà kho, lấy "mỡ" ra để làm năng lượng cho cơ thể

Nói cách khác, sau khi ăn, năng lượng dư thừa sẽ có xu hướng được Insulin chuyển thành mỡ và dự trữ trong cơ thể.

2. Lý do tại sao bạn vật lộn với quá trình giảm cân

Khi bạn muốn giảm cân, mục đích chính là giảm lượng mỡ thừa dự trữ kia

Và lý do khiến bạn đang vật lộn để giảm cân là bạn ăn nhiều bữa trong ngày

Và khi đã hoàn thành nhiệm vụ, người gác cổng này sẽ "đi ngủ".

Cụ thể hơn, người gác cổng này sẽ "đi ngủ" sau bữa ăn một vài giờ

Khi người gác cổng này đi ngủ bạn có cơ hội "đột nhập" vào nhà kho, đem số mỡ dự trữ đó ra để làm năng lượng cho cơ thể sử dụng.

Khi insulin thấp (bạn không ăn trong một khoảng thời gian nhất định), cơ thể sẽ chuyển hoá lượng mỡ dự trữ thành năng lượng để sử dụng cho các hoạt động sống của cơ thể (như hít thở, giữ thân nhiệt ổn định…)

 Insulin là yếu tố đặc biệt quan trọng nếu bạn muốn giảm cân, giảm mỡ
 Insulin là yếu tố đặc biệt quan trọng nếu bạn muốn giảm cân, giảm mỡ
  • Insulin có xu hướng làm cơ thể tăng tích mỡ, đồng thời ngăn cản quá trình tự đốt mỡ của cơ thể.

  • Nếu bạn ăn nhiều bữa trong ngày (ví dụ 6 bữa bao gồm 3 bữa phụ và 3 bữa chính), bạn liên tục "đánh thức" Insulin.

  • Điều đó có nghĩa là năng lượng thừa sẽ chủ yếu được chuyển thành mỡ dự trữ.

  • Và cơ thể không thể lấy số mỡ dự trữ ra để sử dụng (chính là quá trình đốt mỡ mà

    bạn mong muốn). Do đó, bạn gặp rất nhiều khó khăn để giảm cân, giảm mỡ.

Như vậy, nếu bạn ăn nhiều bữa trong ngày, bạn liên tục đánh thức Insulin (Insulin thường tăng cao sau khi ăn), qua đó bạn đang vô tình khiến cơ thể "tích" thêm mỡ.

Đồng thời ngăn cản quá trình "đốt" lượng mỡ dự trữ sẵn có, qua đó làm cơ thể càng "tích" nhiều mỡ hơn.

Tóm tắt ý chính

3. Giải quyết vấn đề

Insulin tăng liên tục gây tích mỡ
Insulin tăng liên tục gây tích mỡ

Rất đơn giản thôi, nếu bạn muốn giảm cân bằng cách giảm lượng mỡ trong cơ thể, ngoài kiểm soát lượng calo và tập luyện đều đặn, bạn hãy hạn chế số bữa ăn trong ngày đến mức thấp nhất có thể.

Ví dụ: Nếu bạn cùng nạp 1 lượng là 2000 calo vào cơ thể mỗi ngày, thay vì chia ra làm 6 bữa ăn, bạn nên tiêu thụ số calo này trong 3 bữa chính (sáng, trưa, tối).

Ngoài ra, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giảm cân, giảm mỡ của bạn như thứ tự ăn các loại thức ăn, chất lượng của thức ăn chúng ta đưa vào cơ thế, tôi xin phép được chia sẻ ở những bài viết tiếp theo.

Bài viết này đến đây là kết thúc.

Tôi hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn một giá trị nào đó.

Nếu bạn có bất kỳ ý kiến nào, đừng ngại để lại dưới phần bình luận nhé.

Tôi rất biết ơn điều đó!